Tinh dầu có phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp?

Tinh dầu là gì?

Liệu pháp hương thơm không tách rời với tinh dầu, tinh dầu là gì? Tinh dầu là chất hương thơm được chiết xuất từ trong thực vật, là một loại dịch thể tinh khiến, trong veo. Tinh dầu không chỉ phát ra mùi hương mê hoặc, đối với sức khỏe tâm thể người ta còn có nhiều loại hiệu nghiệm. Chẳng trách có người hình dung tinh dầu là “máu tươi của thực vật”, “linh hồn của thực vật”, là “khí”, “năng lượng”…

Chẳng phải tất cả thực vật nào đều có thể chiết xuất tinh dầu, phải là cây cỏ có giá trị làm thuốc; ta cũng không thể dùng cả cây thuốc chiết ra tinh dầu, chỉ dùng được một số bộ phận (hoa, lá…), dù những bộ phận trên cùng một cây thuốc, tinh dầu được chiết ra cũng có những tác dụng khác nhau.

Đặc tính lớn nhất của tinh dầu là mùi thơm, ngoài ra còn có đặc điểm có nồng độ cao; tính bốc hơi mạnh; có thể pha loãng… Điều đáng nói là, tinh dầu không béo ngậy, khác với một số loại dầu thực vật hoặc dầu nén.

Thành phần hóa học của tinh dầu

Thành phần hóa học tinh dầu thực vật rất phức tạp, những thành phần này là những gen quan trọng có tác dụng lớn của tinh dầu sản sinh đối với tâm thể

chúng ta. Theo phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta nắm bắt được trong tinh dầu có hàng ngàn chất hóa học, trong đó có alcohols; terpenes; esters; ketones và nguyên tố vi lượng…, từng bước vén màn thần bí có hiệu nghiệm thần kỳ của tinh dầu về mặt y học; làm đẹp; tinh thần.

Terpenes. Gồm monoterpenes; sesquiterpenes và diterpenes.

– Monoterpenes có tác dụng sát khuẩn; giảm đau; nâng cao sức miễn dịch, gồm tinh dầu chanh; cam chua; thông… đều chứa nhiều monoterpenes.

– Sesquiterpenes giúp tiêu viêm; trị ngứa; tăng tự tin, chẳng hạn tinh dầu một dược có chứa sesquiterpenes.

– Diterpenes giúp diệt nấm; sát khuẩn trừ đàm, có tác dụng cân bằng bài tiết hormon, chẳng hạn tinh dầu thông chứa diterpenes.

Terpenoides. Gồm alcohols, aldehydes, ester, ketones và phenols.

– Tinh dầu chứa alcohols tính chất ôn hòa; phạm vi dùng rộng; tính an toàn cao, đối với trẻ nhỏ; người già cũng an toàn hơn. Tinh dầu alcohols chống lây nhiễm; chống vi khuẩn; lợi tiểu; nâng cao sức miễn dịch; tăng cường thể chất… Loại tinh dầu này rất nhiều gồm hoa oải hương; hương thảo; nhũ hương; quảng hoắc hương; xô thơm.

– Tinh dầu chứa aldehydes có tác dụng chống lây nhiễm; chống viêm; ngừa thối rữa; chống nấm; giảm huyết áp và gây phấn chấn. Loại tinh dầu này gồm cánh kiến trắng; hương đào; quảng hoắc hương; quít. Cần lưu ý chúng có tính kích thích; tính cảm quang nhất định, có thể dẫn đến dị ứng da hoặc viêm.

– Tinh dầu chứa ester như cánh kiến trắng; hoa oải hương; cam chua; phong lữ…, có tác dụng cân bằng tốt đối với hệ thần kinh; ester cũng có công hiệu chống viêm; chống nấm và chống co thắt.

– Sử dụng tinh dầu chứa ketones cần quan tâm đặc biệt, chú ý tỷ lệ pha loãng chính xác, bên cạnh mỗi lần thời gian sử dụng không quá lâu, nhất là phụ nữ mang thai; người bệnh động kinh và trẻ em cần dùng thận trọng, bởi vì dùng nhiều; dùng lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến sẩy thai hoặc lên cơn động kinh. Loại tinh dầu này thúc đẩy da tái sinh, công hiệu tan đàm rất tốt, dùng với liều nhỏ không có nguy cơ lớn. Tinh dầu chứa ketones gồm cây bài hương; xô thơm… có độc tính, nên dùng thận trọng, tinh dầu tuyết tùng; hoa quế dùng an toàn.

– Phenols có tính kháng khuẩn rất mạnh; chống virus; chống lây nhiễm, rất có ích cho hệ miễn dịch. Phenols tính kích thích rất lớn, dễ gây phản ứng dị ứng, thúc đẩy tăng huyết áp; một số phenols có thể gây ung thư, một số dẫn đến viêm da, vì vậy, phenols được xem là thành phần rất nguy hiểm trong tinh dầu, sử dụng tinh dầu chứa phenols cần lưu ý đặc biệt, cần pha thật loãng mới sử dụng. Tinh dầu chứa phenols gồm hồi hương; cỏ xạ hương; nhục quế; húng quế.

Acid. Vì acid thiên về tính tan trong nước, cho nên trong tinh dầu chứa acid ít hơn, tinh dầu chứa acid gồm hoa hồng; hoàng lan; phong lữ; cà rốt dại; tía tô… Acid trong tinh dầu giúp chống viêm; trấn tĩnh; một số là acid yếu, giúp giải quyết các vấn đề về da; một số là acid salicylic, có công hiệu trừ nếp nhăn đẹp da.

Con đường dẫn truyền của tinh dầu

Con đường dẫn truyền qua hệ hô hấp: tinh dầu sau khi thông qua ngửi hoặc hít thở, một phần truyền lên não, một phần truyền xuống phổi. Ngửi tinh dầu là phương thức trực tiếp thường dùng nhất. Phân tử tinh dầu đi vào khoan mũi, xuyên qua tế bào khứu giác của đỉnh mũi, thông qua lớp lông trong tế bào ghi nhớ và dẫn truyền mùi thơm, tiếp tục xuyên qua van khứu giác, truyền đến vùng khứu giác đại não. Chất hóa học của tinh dầu thúc đẩy chất hóa học thần kinh phóng thích, từ đó sản sinh hiệu quả trấn tĩnh; thư giãn hoặc hưng phấn.

Phân tử tinh dầu thông qua hít thở sâu đi vào phổi được hấp thu vào mao quản, theo tiếp máu tuần hoàn đến toàn thân, cũng như vận chuyển đến các tổ chức cơ quan trong cơ thể.

Con đường dẫn truyền qua da: đường dẫn truyền này chủ yếu thông qua phương thức xoa bóp, giúp các thành phần tinh dầu thấm vào da đi vào mao mạch, theo tiếp máu tuần hoàn đến toàn thân, cũng như vận chuyển đến các tổ chức cơ quan trong cơ thể, sau cùng lại bài tiết ra ngoài cơ thể.

Thông qua con đường dẫn truyền qua da, tinh dầu lưu lại trong cơ thể tác dụng với các hệ thống vài giờ đến vài ngày, thậm chí lâu đến vài tuần. Nói chung, tinh dầu trong vòng 30 phút được da hấp thu hoàn toàn, trong vài giờ từ da; phổi; nước tiểu lại bài tiết ra ngoài.

Tinh dầu nào giúp phòng bệnh đường hô hấp?

Phương pháp cơ bản sử dụng tinh dầu trong liệu pháp hương thơm gồm: ngửi; xông hơi; hấp; tắm; đắp (đắp nóng, đắp lạnh); thoa, xoa bóp. Một số bệnh đường hô hấp được dùng tinh dầu dưới đây:

– Cảm cúm: tinh dầu tràm, tiêu đen, nhũ hương, bạc hà, bạch đàn xanh, chanh, cánh kiến trắng, một dược.

– Ho: tinh dầu húng quế, xô thơm, cây bách, bạch đàn xanh, nhũ hương, gừng, húng tây, bạc hà, thông, hoa hồng, hương thảo, đàn hương, tràm, cánh kiến trắng, chanh, hoa oải hương.

– Khí suyễn: tinh dầu húng quế, đinh hương, bạch đàn xanh, nhũ hương, hoa oải hương, chanh, húng tây, bạc hà, hương thảo, hoa hồng, đàn hương, cây bài hương, tía tô, tràm, tiêu đen.

– Viêm phế quản: tinh dầu húng quế, tiêu đen, đinh hương, bạch đàn xanh, hồi hương, nhũ hương, gừng, hoa oải hương, chanh, húng tây, bạc hà, thông, hương thảo, cây bài hương, tía tô, tràm.

– Viêm mũi dị ứng: tinh dầu bạch đàn xanh, cánh kiến trắng, tía tô, hương thảo, húng tây.

– Viêm xoang mũi: tinh dầu bạch đàn xanh, gừng, hoa oải hương, bạc hà, thông, hương thảo, hoa hồng, sả, một dược, cánh kiến trắng, cỏ roi ngựa, tràm, đàn hương.

DS. BÀNG CẨM

Share This Post: