Nhập viện vì ăn măng sai cách, chuyên gia chỉ rõ 5 nhóm người cần cấm kỵ món măng tươi by Adminstrator on December 27, 2022 Vừa qua, một người đàn ông 32 tuổi (ở Hàng Châu – Trung Quốc) phải nhập viện cấp cứu do bị xuất huyết dạ dày sau khi ăn măng sau 2 ngày liên tiếp. Được biết, bữa ăn măng đầu tiên anh không thấy hiện tượng gì, nhưng sau khi ăn bữa thứ hai, anh phát hiện dạ dày bị khó chịu, thường xuyên ợ chua. Đến sáng ngày hôm sau, triệu chứng của bệnh ngày một nặng hơn. Theo quan sát, khi đi vệ sinh anh phát hiện phân chuyển màu đen, nặng mùi và có kèm máu. Sau khi đến viện thăm khám, nội soi, các bác sĩ kết luận anh bị xuất huyết dạ dày. Nhiều khả năng nguyên nhân gây bệnh là từ món măng tươi khoái khẩu. Ảnh minh họa Theo các bác sĩ, măng tre rất ít chất béo, ít đường và giàu cellulose, giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột. Vì vậy những người có vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày… đặc biệt là những người bị giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày thì không nên ăn măng tươi. Bởi vì măng có chứa lượng lớn cellulose, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể gây chảy máu và thủng dạ dày. Ngoài ra, chuyên gia cũng cảnh báo những người có dấu hiệu sau đây cần “cấm kỵ” với món măng tươi: Ảnh minh họa Phụ nữ đang mang thai Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc. Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi. Trẻ em Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển. Người bị xơ gan Măng tươi rất giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Người bị bệnh thận Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh khác ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Người bị bệnh gút Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh. Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhap-vien-vi-an-mang-sai-cach-chuyen-gia-chi-ro-5-nhom-nguoi-can… Theo M.H (Gia đình & Xã hội)
Yêu thương đong đầy tại căn khu cách ly của các mẹ bầu và sau sinh dương tính với Covid-19December 27, 2022
Vietnam Airlines tạm dừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc để ứng phó với dịch Covid-19December 27, 2022