Hành trình tìm lại niềm vui sống của bệnh nhân ung thư

Giọt nước mắt của người mẹ

Chúng tôi đến thăm cô vào một ngày tháng 9. Cô vẫn đang đi dạy, chưa về. Ngồi chờ ở trước cửa khoảng 15 phút thì thấy cô hồ hởi đi tới: “Đợi cô lâu chưa? Hai cháu vào nhà đi”. 

Cô Nguyễn Thị Tuyết Loan- ngụ tại Khu 2- Thị trấn Vĩnh Tường- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc, là Phó hiệu trưởng giảng dạy tại một trường cấp 2 của thị trấn. Bước vào nhà, nhìn xung quanh nhà cô, tôi thấy một không khí ảm đạm bao trùm, căn nhà vắng vẻ, thiếu hơi ấm của con người, trên tường là bằng khen, giấy khen chiến sĩ thi đua, những tấm ảnh của cô với người thân, cô vừa giới thiệu, vừa nở nụ cười tươi rói, đôi mắt rạng rỡ, da dẻ hồng hào, nhưng ít ai biết được rằng, chỉ mấy tháng trước thôi, cô là một người hoàn toàn khác….

Cô Loan tươi cười nói chuyện với chúng tôi

Cô Loan là con cả trong gia đình neo người, bố cô đã lớn tuổi, mẹ ruột mắc căn bệnh ung thư phổi, em trai cô cũng mắc căn bệnh ung thư phổi, cả 2 người thân cận nhất của cô đều ra đi vì căn bệnh quái ác ấy.

Hồi tưởng lại quá khứ, cô chia sẻ: “Chồng cô mất được 14 năm rồi, một mình cô gánh vác gia đình, nuôi 2 đứa con khôn lớn. Bố mẹ ruột thương, nên cô với các con dọn về ở cùng ông bà. Đến năm 2016 thì bà mất, cái thời điểm đấy 2 con của cô đang ở bên Nhật. Một thời gian sau em trai của cô cũng mất vì căn bệnh ung thư phổi giống bà. Ông thì 80 tuổi rồi, gia đình chỉ còn mình cô gánh vác.”

“Năm 2017, cô bị u xơ tử cung, rồi biến chứng, phải đi mổ cấp cứu ở bệnh viện phụ sản TW. Sau 4 tháng mổ đấy cô bị trầm cảm, xong lại thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Cô Loan hồi tưởng lại quá khứ

Tháng 12/2018, cô đi khám amidan với đốt họng hạt ở bệnh viện tai mũi họng TW. Bệnh ngày một nặng hơn, chữa trị rồi đấy nhưng cũng không có tiến triển. Thì cô xuống K74, người ta chẩn đoán là viêm phế quản cấp, chụp CT cắt lớp thì phát hiện có nốt tổn thương ở phổi trái. Đến đầu năm 2019, lúc đấy cô ho nhiều quá rồi, ho không dứt cơn, cô không thể đi dạy học vì ho nhiều quá, chỉ nói chuyện được tầm mấy phút là phải dừng lại vì ho. Vì lý do đấy nên cô mới đi khám thì phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp, phát hiện nốt mờ Phổi.”

Cô bùi ngùi kể lại: “Tháng 6/2019 cô đi mổ ung thư tuyến giáp. Đồng thời lúc đấy, bệnh phổi tái phát, trào ngược dạ dày thực quản cũng tái phát. Cổ của cô phình ra như bị ong đốt, cứng lại, sức khỏe suy kiệt nhanh lắm, có mỗi ông bên cạnh chăm cô thôi, với thi thoảng hàng xóm đồng nghiệp đến hỏi han.”

Cô Loan chia sẻ lại hình ảnh khi đi mổ ung thư tuyến giáp

“Khoảng thời gian ấy phải gọi là đen tối nhất cuộc đời cô. Chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau mất mẹ mất em, thì cơ thể mắc mấy căn bệnh, mà bệnh nào cũng nguy hiểm. Bệnh phổi của cô là nặng nhất, bất chợt cô mới nghĩ, có khi nào mình cũng không qua khỏi, vì sợ nó là cái gen di truyền mà. Nhỡ mình không còn trên cõi đời này, ai chăm nom bố, ai dựng vợ gả chồng cho 2 con, sao ông trời lại nỡ đẩy cô vào cái bước đường cùng như thế.” Nghe cô tâm sự, thực sự chúng tôi cũng rơm rớm nước mắt, thương cô, thấu hiểu cho hoàn cảnh ngang trái của cô.

Cô nghẹn ngào: “Tâm trí cô lúc bấy giờ rối lắm, tiến thoái lưỡng nan, uống thuốc của bệnh viện thì mãi không khỏi, mà bản thân thì còn gánh nặng phải lo, không thể ch.ết dần ch.ết mòn như thế được. Chữa thì nhiều bệnh quá không biết chữa cái gì. Bác sĩ khi ấy chỉ định cho cô uống phóng xạ để tiêu diệt cái khối u tuyến giáp, nhưng mà uống phóng xạ vào thì cô sẽ chết nhanh hơn, vì cô còn bệnh phổi mà. Chữa không được, mà không chữa cũng không xong.”

Cô Loan khóc khiến chúng tôi cũng rơm rớm nước mắt

“Cho đến bây giờ, khỏe mạnh để mà nói chuyện với các cháu, cô vẫn nhớ như in lúc mà các bệnh cùng lúc phát tác. Đau đớn lắm, đêm không tài nào ngủ nổi, cứ đến 2-3h sáng là tỉnh giấc, ăn uống bị trào ngược lên cổ, không nuốt được. Khổ mà không biết kể cùng ai. Nhưng nghĩ đến bố, nghĩ đến các con, cô lại quyết tâm phải kiên trì điều trị đến cùng.”

Qua lời kể của cô, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, tất cả các cơn bạo bệnh đều dồn cùng 1 lúc, đều là những căn bệnh khó điều trị, không biết có điều diệu kỳ nào đã xảy ra giúp cô thoát khỏi cửa tử như vậy.

Lúc này, nụ cười xuất hiện trên môi cô: “Hành trình chữa bệnh của cô gian nan lắm. Chẳng ai tin là cô thoát chết thần kỳ như thế. Cô có lên mạng, xem được cái video của 1 chị bị ung thư tuyến giáp chữa nhà thầy Lý Văn Nguyên ở Ba Vì. Chia sẻ thật lắm, cô cũng nửa tin nửa ngờ vì nó ở trên mạng mà. Cô lặn lội đến tận nhà thầy, hôm đó là ngày 30/06/2019, cô đợi từ 6 rưỡi sáng đến 1h chiều mới được thầy thăm khám cho. Lúc đấy đông lắm, nhà thầy rất nhiều bệnh nhân ung thư đến chữa, nghe họ nói chuyện cô thêm phần an tâm về thầy hơn”.

Cô Loan (áo hoa cộc tay) khi đến khám tại nhà thầy Lý Văn Nguyên

“Thầy khám cho cô thì cũng không có hứa hay là khẳng định rằng sẽ khỏi bệnh đâu, thầy chỉ bảo đem thuốc về uống rồi theo dõi, có tiến triển thì báo thầy. Thôi thì đâm lao phải theo lao, cũng chẳng còn biết hy vọng vào đâu nữa nên cứ nghe thầy thôi. Uống thuốc được 1 tuần thì thuốc bắt đầu phản ứng, tức ngực rồi khó thở, sợ quá mới hỏi thầy thì thầy bảo thuốc có tác dụng rồi, cứ tiếp tục uống đi. Khoảng 1 tháng thì thấy có dấu hiệu tốt, khoảng 3 tháng sau khi dùng thuốc của thầy cô mới đi khám, thì bác sĩ báo là nốt tổn thương ở phổi đã biến mất, xét nghiệm tế bào ung thư tuyến giáp thì không còn gì nữa. Thực sự phải gọi là phép nhiệm màu, và biết ơn thầy Nguyên rất nhiều. Bởi vì không ai nghĩ là cô sẽ sống. Cũng tâm niệm trong lòng là khi nào có thời gian sẽ lên thăm thầy một lần nữa.”

Nghe cô nói xong, chúng tôi bán tín bán nghi. Tò mò về thực hư câu chuyện, muốn tự mình khám phá sự thật, chúng tôi xin cô Loan cách thức liên hệ để đến gặp người thầy “lạ lùng” trong câu chuyện trên.

Cuộc gặp gỡ với người thầy y đức

Thầy Lý Văn Nguyên được nhắc đến qua lời kể của cô Loan- sinh sống tại bản làng dân tộc Dao thuộc thôn Yên Sơn- Ba Vì- Hà Nội. Dọc theo đường làng, những hình ảnh người dân hái thuốc, địu thuốc, chính vì thế nên nơi đây còn được gọi với một tên khác là “làng nghề thuốc Nam”.

Chúng tôi hỏi thăm dân bản, được họ chỉ dẫn tận tình đến nhà thầy Nguyên, vì không ai sống ở đây mà không biết đến danh thầy. Nhà thầy nằm sâu ở phía cuối con đường, đằng sau nhà là một vườn thuốc nam rất rộng rãi. 

Vườn thuốc nhà thầy Nguyên

Thầy dành ra ít phút để tiếp đón và trò chuyện với chúng tôi. Thầy nói: “Nghề thuốc nam là nghề gắn bó với dân tộc Dao từ rất lâu rồi. Đây cũng là nghề truyền thống của gia đình tôi, tôi tiếp thu,nghiên cứu phương thuốc cổ, sau đó đi học thêm về y, tiếp cận thêm những kiến thức y học tiên tiến, có bằng cấp , mở nhà thuốc hành nghề cứu người.”

Khi nghe tôi hỏi về trường hợp của cô Nguyễn Thị Tuyết Loan, thầy kể: “Cô Loan gọi điện cho nhà thuốc hôm trước, hôm sau đã lặn lội đến luôn. Hoàn cảnh gia đình cũng rất đáng thương, chỉ có một thân một mình lúc chiến đấu với bệnh tật, mà mắc nhiều bệnh chứ không phải ít. Khám xong tôi cũng kê thuốc cho uống, vừa uống vừa theo dõi, được một thời gian thì gọi điện báo tôi là bệnh tình có chuyển biến tích cực, rồi cảm ơn rối rít. Tôi cũng mừng, làm nghề y mà, bệnh nhân nào hồi phục là mình vui lắm.” Thầy tươi cười.

Hình ảnh thầy Nguyên khám bệnh

Vừa nghe thầy kể, tôi vừa thăm thú gian phòng khách nhà thầy, có rất nhiều bằng khen, cúp, chứng nhận của các cấp, tổ chức

Thấy tôi xem chăm chú, thầy bèn nói: “Những giải thưởng cao quý này là thành quả bao năm nghiên cứu, học tập của tôi đấy. Lúc đó là khoảng thời gian trong những năm đầu thành lập nhà thuốc, gặt hái được một số thành tựu đáng kể, được bệnh nhân tin tưởng, các nhà báo biết đến. Phải cất vào trong tủ không bụi, mình nhìn vào đấy, mình càng có động lực để phát triển nhà thuốc hơn, có cái tâm cái đức hơn nữa trong lúc điều trị cho bà con.”

Thầy Nguyên được vinh danh trong 1 chương trình của báo Người Hà Nội

Thầy Nguyên được vinh danh tại giải thưởng Doanh nhân Việt Nam

Không thiếu cả những bức ảnh lưu niệm, được lồng vào khung cẩn thận và treo trên tường. Trong đó có bức ảnh khiến tôi để ý nhiều hơn cả là 2 bức ảnh có sự xuất hiện của ông Phạm Quang Nghị- Nguyên Ủy viên Bộ chính trị- Bí thư Thành ủy Hà Nội, tôi thắc mắc thì thầy chia sẻ:

“Trong 1 chuyến thăm làng nghề thuốc nam thôn Yên Sơn để tìm hiểu về nghề thuốc nam ở đây, các vị ấy có đến thăm nhà tôi, trong đoàn có ông Phạm Quang Nghị là trưởng đoàn. Tôi mời các vị ấy uống nước, giới thiệu cho họ về vườn thuốc, dẫn họ đi xem từng công đoạn làm thuốc, kể cho họ nghe lịch sử của nhà thuốc.  Các vị ấy có vẻ rất tò mò khi được tận mắt nhìn thấy cảnh hái thuốc, bào chế thuốc, nên đến công đoạn nào tôi đều giới thiệu cả.

Đồng chí Phạm Quang Nghị cùng các cán bộ xem công đoạn làm thuốc tại nhà thuốc Lý Văn Nguyên

Sấy thuốc- một trong những công đoạn bào chế thuốc tại nhà thầy Nguyên

Họ hỏi về các bài thuốc, các vị thuốc có công dụng gì. Tôi có nói là, nếu vị nào cảm thấy không được khỏe, cứ lên đây, tôi điều trị cho. Người dân tộc chúng tôi chất phác, thẳng thắn, có thế nào thì nói thế. Thì các vị ấy gật đầu cười. Ngồi được một lúc thì họ ra về, tất cả cùng nhau chụp bức ảnh. Cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Tôi rất mừng, cảm thấy vinh hạnh lắm khi mà được tiếp đón các cơ quan đoàn thể nhà nước đến thăm như thế.”

 Bài thuốc khắc chế ung thư, liệu có thật?

Chia sẻ những câu chuyện ngoài lề một hồi, chúng tôi bèn đi vào vấn đề chính. Thông qua cô Loan, cùng với nhiều bệnh nhân khác mà chúng tôi có xem được video họ chia sẻ khi điều trị tại nhà thầy Nguyên, chúng tôi đang rất muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi, liệu chuyện thầy có thể chữa được ung thư, là giả hay thật?

Thầy tâm sự: “Tôi chuyên trị đa khoa, nhưng bệnh nhân mắc ung thư đến với tôi nhiều hơn cả, với bệnh nhân nào cũng vậy, tôi chưa bao giờ khẳng định với một ai là tôi có thể chữa khỏi ung thư, tôi chỉ dặn bệnh nhân dùng thuốc rồi theo dõi tình hình. Vì ung thư là bệnh khó chữa, tiến triển bệnh rất nhanh, khó kiểm soát, mình mà hứa với họ là mình mang tội. 

Thầy Nguyên chia sẻ với chúng tôi

Tôi chỉ vận dụng kiến thức của mình vào các bài thuốc, linh hoạt sử dụng cho từng bệnh nhân. Còn biến chuyển tốt hay không, phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ, tinh thần, thái độ của người bệnh. Phải kiên trì, tích cực. Cứ coi như căn bệnh ung thư nó đơn giản chỉ là thử thách mà bản thân phải vượt qua, tinh thần là yếu tố quyết định nhiều lắm đấy, còn thuốc thang cũng chỉ là một phần thôi.”

Thầy Nguyên khám bệnh cho bệnh nhân

“Ai mà chưa được chứng kiến những trường hợp bệnh nhân điều trị nhà tôi, họ vẫn bán tín bán nghi, cho rằng mình lừa đảo. Nhưng tôi nói đấy, tôi là người dân tộc, ăn ngay nói thẳng. Với cả bệnh nhân càng ngày đến điều trị càng đông, cứ người này điều trị tốt thì lại giới thiệu cho người kia, mình mà lừa đảo thì làm sao họ tin tưởng mà đến nhiều như thế. Tôi lúc nào cũng tâm niệm, càng cứu được nhiều người thì càng tích thêm phúc đức, nên không có chuyện dối gạt gì đâu.” 

Sau khi nghe tâm sự của thầy Nguyên, tôi đã có câu trả lời về những lời đồn đại xung quanh bài thuốc bí truyền “đánh bại” ung thư kia. Ngồi thêm một lúc lâu, chúng tôi xin phép thầy ra về, trong lòng mỗi người đều ngổn ngang những suy nghĩ, về cô Loan, về thầy Nguyên, về những bệnh nhân ung thư vẫn đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật. Mong rằng sẽ có nhiều vị bác sĩ, lương y tài đức như thầy Nguyên, để có thể cứu giúp được nhiều người bệnh trở về với cuộc sống bình thường như cô Loan. 

Duy Phương

Share This Post: