Dinh dưỡng, bài thuốc phòng trị viêm phổi

Viêm phổi điển hình

Viêm phổi điển hình (viêm phổi vi khuẩn) thường do các vi khuẩn Streptococcus, Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella gây ra. Triệu chứng hơi điển hình như: phát sốt; đau ngực; ho; ho đàm, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao…, điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả.

* Dinh dưỡng phòng trị

– Bổ sung chất khoáng: trong cơ thể người bệnh thường xảy ra mất nước; chất điện giải và cân bằng kiềm toan. Nên cung cấp thức giàu sắt, như gan động vật; lòng đỏ trứng… bên cạnh thức ăn giàu đồng, như gan bò; tương mè; thịt heo…, thức ăn giàu calci như tôm khô; chế phẩm sữa…

– Ăn uống khi sốt cao: người bệnh sốt cao nên dùng thức ăn thanh nhạt tươi mát; nhiều nước; dễ hấp thu, như nước trái cây; nước cơm, canh đậu xanh… Sau khi hạ sốt, người bệnh suy nhược cơ thể, nhưng không nôn ói; tiêu chảy, cho dùng thức ăn lỏng, đồng thời tăng thịt nạc; gan heo; rau cải tươi; trái cây để tăng cường dinh dưỡng; người hơi thèm ăn, cho ăn uống bán lỏng, như cháo; bún; rau xay…

– Bổ sung vitamin: vitamin A là chất cần thiết cho sức khỏe đường hô hấp, thiếu vitamin A có thể dẫn đến tăng viêm đường hô hấp, gây ra viêm phổi.

– Thức ăn kiêng kỵ: viêm phổi thời kỳ sốt cao, người bệnh nên kiêng thức ăn cứng; nhiều chất xơ, tránh gây xuất huyết đường tiêu hóa. Ngoài ăn, kiêng dùng thức ăn tính kích thích như hành; tỏi, tránh bệnh tình nặng thêm như ho; suyễn.

* Chế biến món ăn

– Chè tang bạch bì: tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) 20 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn một ít. Tang bạch bì rửa sạch, sắc lấy nước, cho gạo tẻ vào nước sắc nấu chè, khi chín nêm đường phèn thì hoàn tất. Ngày 1 mễ, chia 2 lần dùng sáng và chiều, dùng liền 5 ngày. Món ăn giúp thanh phế tiêu viêm, giáng khí bình suyễn.

– Trứng vịt mật ong: trứng vịt 1 quả, mật ong vừa đủ. Đổ nước vừa đủ vào nồi, sau khi đun sôi, đập vào trứng vịt, thêm vào mật ong, sôi trong giây lát thì được. Ngày 2 lần, dùng sáng chiều lúc bụng đói. Món ăn bổ hư nhuận phổi, thích hợp dùng cho viêm phổi thời kỳ hồi phục.

Viêm phổi không điển hình

Viêm phổi không điển hình (viêm phổi virus) trái với viêm phổi điển hình, đặc điểm lâm sàng giống với viêm phổi điển hình, nhưng triệu chứng ở phổi và toàn thân và kết quả xét nghiệm máu không thấy rõ và không điển hình.

* Dinh dưỡng phòng trị

Thức ăn cần đa dạng hóa, với thức ăn ngũ cốc là căn bản, bổ sung đủ năng lượng và vitamin nhóm B.

Ăn nhiều rau: hấp thu đủ các loại vitamin. Quan tâm tăng hấp thu vitamin B6 thích đáng, vitamin B6 là chất cần thiết tạo thành nucleic acid và protid, bởi vì thiếu vitamin B6 phát sinh ảnh hưởng đối với hệ miễn dịch càng nghiêm trọng hơn so với thiếu những vitamin B khác. Thức ăn chứa nhiều vitamin B6 gồm khoai tây; cà rốt; trái cứng; gạo…

Ăn nhiều trái cây: đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C. Vitamin C tăng hoạt tính của bạch cầu, kết hợp trực tiếp với virus làm cho mầm bệnh mất đi sức gây bệnh. Trái cây chứa nhiều vitamin C gồm: cam, quýt; đào; mơ…

Ăn nhiều thức ăn màu vàng đỏ: thức ăn màu vàng đỏ chứa nhiều beta-caroten, tăng cường hoạt lực của tế bào hệ miễn dịch. Chẳng hạn như: ớt đỏ; táo đỏ; khoai lang đỏ; cà rốt; táo tây; táo mèo; dâu tây; cà chua…Cần đảm bảo lượng nước hàng ngày, trong trạng thái bình thường, bao gồm phần nước trong thức ăn, hàng ngày nên uống khoảng 2 lít nước.

* Các bài thuốc phòng trị

Bài 1: hoàng kỳ sống 10 g, bại tướng thảo 15 g, ý dĩ 15 g, cát cánh 6 g, cam thảo sống 3 g. Sắc uống, ngày 1 thang. Công hiệu: ích khí hóa thấp, thanh nhiệt giải độc.

Bài 2: ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15 g, dã cúc hoa 6 g, nhân trần 15 g, bối lan 10 g, thảo quả 3 g. Sắc uống, ngày 1 thang. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp hóa trọc.

Bài 3: bồ công anh 15 g, kim liên hoa 6 g, đại thanh diệp 10 g, sắn dây 10 g, tô diệp 6 g. Sắc uống, ngày 1 thang. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, tán phong thấu tà.

Bài 4: lô căn 15 g, ngân hoa 10 g, liên kiều 10 g, bạc hà 6 g, cam thảo sống 5 g. Sắc uống, ngày 1 thang. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, sơ phong thấu tà.

Bài 5: hoàng kỳ sống 10 g, bạch truật 6 g, phòng phong 10 g, thương truật 6 g, hoắc hương 10 g, sa sâm 10 g, ngân hoa 10 g, quán chúng 6 g. Sắc uống, ngày 1 thang. Công hiệu: kiện tỳ ích khí, hóa thấp giải độc.

Bài 6: thái tử sâm 15 g, quán chúng 6 g, ngân hoa 10 g, liên kiều 10 g, đại thanh diệp 10 g, tô diệp 6 g, sắn dây 10 g, hoắc hương 10 g, thương truật 6 g, bối lan 10 g. Sắc uống, ngày 1 thang. Công hiệu: ích khí tuyên tà, giải độc hóa thấp.

Bài 7: lô căn tươi (rễ sậy tươi) 20 g, ngân hoa 15 g, liên kiều 15 g, xác ve sầu 10 g, khương tàm 10 g, bạc hà 6 g, cam thảo sống 5 g, sắc uống thay trà, dùng liên tục 7 – 10 ngày.

Bài 8: thương truật 12 g, bạch truật 15 g, hoàng kỳ 15 g, phòng phong 10 g, hoắc hương 12 g, sa sâm 15 g, ngân hoa 20 g, quán chúng 12 g, sắc uống, chia 2 lần trong ngày, dùng liền 7 – 10 ngày.

Bài 9: quán chúng 10 g, ngân hoa 10 g, liên kiều 10 g, đại thanh diệp 10 g, tô diệp 10 g, sắn dây 10 g, hoắc hương 10 g, thương truật 10 g, thái tử âm 15 g, bối lan 10 g, sắc uống, chia 2 lần trong ngày, dùng liên tục 7 – 10 ngày.

Bài 10: người có tiếp xúc với người bệnh viêm phổi virus hoặc nghi ngờ viêm phổi có thể dùng bài thuốc này: hoàng kỳ sống 15 g, ngân hoa 15 g, sài hồ 10 g, hoàng cầm 10 g, bản lam căn 15 g, quán chúng 15 g, thương truật 10 g, ý dĩ sống 15 g, hoắc hương 10 g, phòng phong 10 g, cam thảo sống 5 g, sắc uống, chia 2 lần trong ngày, dùng liên tục 7 – 14 ngày.

DS. BÀNG CẨM

Share This Post: